logo1234567891011

    Tiếng Việt (Vietnamese)English (United Kingdom)

Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam 8 tháng đầu năm

Xuất khẩu giày dép 9 tháng đã gần bằng mức xuất khẩu trong cả năm 2011 (đạt trên 6,07 tỷ USD so với gần 6,55 tỷ USD), tăng trên 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Nếu bình quân 3 tháng cuối năm đạt bằng với mức bình quân 9 tháng đầu năm (675 triệu USD), thì cả năm 2013 sẽ đạt gần 8,1 tỷ USD; nếu những tháng cuối năm so với cùng kỳ năm trước cũng tăng như 9 tháng đầu năm, thì cả năm 2013 sẽ đạt trên 8,44 tỷ USD. Dù ước tính theo cách nào thì cả năm 2013 cũng sẽ vượt qua mốc 8 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.

Giày dép Việt Nam trong 8 tháng qua đã có  mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ  trên thế giới, trong đó có một số thị  trường lớn. EU là thị trường lớn nhất, đạt 1,89 tỷ  USD, tăng 9,1% và chiếm 34,6%. Trong khu vực này, các nước nhập khẩu lớn là Anh (358,52 triệu USD, chiếm 6,56% tổng kim ngạch), Bỉ (332,76triệu USD, chiếm 6,08%), Đức (275,85 triệu USD, chiếm 5,04%), Hà Lan (234,65 triệu USD, chiếm 4,29%), Tây Ban Nha (194,53triệu USD, chiếm 3,56%)… Tiếp đó là thị trường Hoa Kỳ (1,72 tỷ USD, chiếm 31,43%); Nhật Bản (260,81 triệu USD); Trung Quốc (243,24 triệu USD).. 

Ngoài các thị trường lớn trên, còn có một số thị trường nhập khẩu giày dép với kim ngạch không nhỏ, như: Hàn Quốc, Canada, Panama, Australia, Hongkong (Trung Quốc), Nga, Nam Phi, Slovakia, Đài Loan (Trung Quốc), Chile, Áo, Thụy Điển …

Trong tháng 8, xuất khẩu giày dép sang đa số các thị trường lớn tăng so với tháng 7 nhưng mức tăng không cao lắm như: sang Hoa Kỳ tăng 10,84%, sang Anh tăng 8,38%, sang Bỉ tăng 3,44%, sang Trung Quốc tăng 6,81%. Bên cạnh đó, một số thị trường bị sụt giảm như: Đức giảm 32,97%, Nhật Bản giảm 0,36%, Hà Lan giảm 22,81%. 

Tinh chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó xuất sang Achentina tuy kim ngạch không cao, chỉ đạt 30,22triệu USD, nhưng tăng trưởng mạnh 82,67% so với cùng kỳ năm ngoái; bene cạnh đó còn có một số thị trường cũng tăng mạnh trên 30% so với cùng kỳ như: Nga (+57,72%); Thái Lan (+45,32%); Hàn Quốc (+38,13%), Israel (+38,64%)

Trong số 45 thị trường xuất khẩu giày dép 8 tháng đầu năm, chỉ có 7 thị trường bị sụt giảm kim ngạch như: Bồ Đào Nha (-26,36%); Séc (-23,29%); Ba Lan (-20,54%); Pháp (-11,22%); Thụy Sĩ (-6,14%); Áo (-3,6%); Panama (-3,09%).

Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu giày dép vẫn có bốn vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.

Một là, nguồn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu còn lớn, trong khi Việt Nam là nước nông nghiệp, có đàn trâu đàn bò nhiều.  Vì vậy, cần phát triển công nghiệp chế biến da để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, giảm thiểu tính gia công.

Hai là, lao động có tay nghề ở những khâu kỹ thuật còn ít, ở khâu quan trọng nhất còn phải thuê kỹ thuật nước ngoài hoặc phải nhập khẩu với giá rất cao, lại bị phụ thuộc. Cần phải tăng cường đào tạo chung, đặc biệt là ở những khâu kỹ thuật cao. 

Ba là, thu nhập của lao động ngành giày dép nhìn chung còn thấp.

Bốn là, thị trường nhập khẩu giày dép hàng đầu của Việt Nam hiện chưa phục hồi tăng trưởng, người dân còn “thắt lưng buộc bụng”.

 
Samurai Global Logistics: Home

Cam kết

Cam kết

1. Dịch vụ đạt chuẩn quốc tế. 2. Hợp tác chặt chẽ với khách hàng trên cơ sở lợi ích của khách hàng là lợi ích của Samurai Global Logistics. 3. Xây dựng giải pháp logistics phù hợp với từng khách hàng. 4. Đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và am hiểu hoạt động ngành logistics..

Sứ mạng

Sứ mạng

1. Cung cấp dịch vụ logistics với chuẩn mực quốc tế nhằm giúp khách hàng tối ưu hóa nhu cầu vận chuyển và hoạt động logistics. 2. Đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong công tác kết nối giao nhận vận tải quốc tế. 3. Thông qua phát triển công ty để đóng góp, xây dựng và phát triển cộng đồng..

Tầm nhìn

Tầm nhìn

Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành logistics tại Việt Nam mang đến cho khách hàng các chuẩn mực quốc tế về dịch vụ logistics..